United States 29 May 2009 Federal District Court [New York] (Doolim Corp. v. R Doll, LLC, et al.)

United States 29 May 2009 Federal District Court [New York] (Doolim Corp. v. R Doll, LLC, et al.)

Cơ quan xét xử: Tòa án liên bang, Hoa Kỳ

Bên tranh chấp:

- Nguyên đơn: Bên mua – Hàn Quốc

- Bị đơn: Bên bán – Hoa Kỳ

Tóm tắt tình tiết: Tháng 4/2007 bên bán là doanh nghiệp có trụ sở tại Hàn Quốc ký chuỗi hợp đồng cung ứng khoảng 500.000 quần áo phụ nữ cho bên mua là doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ, bao gồm quần len, váy và các phụ kiện được sản xuất theo thông số kỹ thuật của bên bán. Trong đó, khoảng 460.000 sản phẩm may mặc đã được gắn thương hiệu Bên mua của bên bán. Theo hợp đồng, Bên mua sẽ giao hàng cho bên bán thành 5 lần và bên bán phải thanh toán tiền hàng theo mỗi lần giao, trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hàng. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, bên mua vận chuyển 77.528 sản phẩm may mặc mà bên bán đã đặt mua với giá mua tổng cộng là 381,026.10 USD. Tuy nhiên cho đến tận cuối tháng 9, bên bán vẫn chưa thanh toán cho bên mua. Vào tháng 10, bên mua nhận được “Cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng tháng 7 và 8” của bên bán do công ty tài chính Rosenthal (có trụ sở tại New York) bảo lãnh. Vì vậy bên bán tiếp tục giao thêm 2 lô hàng nữa cho bên mua vào tháng 10 và tháng 11 gồm 157.092 sản phẩm với tổng giá mua là 659,059.74 USD; nâng tổng giá trị hàng đã giao cho bên mua là 977,085.84 USD. Vào ngày 21/ 11/ 2007, bên mua trả USD 200,000.00 cho bên bán, nhưng đến giữa tháng 1/ 2008, bên mua đã không thực hiện bất kỳ trả góp nào theo lịch trình và vì vậy, bên bán ngừng giao chuyến hàng cuối cùng cho bên mua.

Vấn đề pháp lý: Bên bán có được ngừng thực hiện nghĩa vụ theo CISG?

Phán quyết: Theo thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn thanh toán trong hợp đồng, bên mua phải thanh toán cho bên bán trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng và phải thanh toán tiền hàng theo mỗi lần giao. Nhưng kể từ lần giao hàng đầu tiên vào tháng 7- 8/2007, bên mua đã có hành vi vi phạm đầu tiên là cho đến cuối tháng 9 vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho bên bán. Việc vi phạm hợp đồng của bên mua chưa dừng lại ở đây khi bên bán tiếp tục giao lô hàng tiếp theo cho bên mua vào tháng 10 và tháng 11 nhưng chỉ nhận được 20% tổng giá trị thanh toán cho 4 đợt giao hàng trước đó. Chính vì vậy, bên bán đã không giao lô hàng cuối cùng cho bên mua vào 25/11/2007. Theo Điều 71 CISG, “một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng”.

Ngoài ra, vào tháng 11/2007, bên mua thanh toán cho bên bán 200.000 USD, chưa đến 20% giá trị của các lô hàng trước đó. Bên cạnh đó, vào trước cuối tháng 1 năm 2008, bên mua vẫn không thanh toán số tiền còn lại là 530.000 USD có hạn thanh toán là ngày 14 và 18 tháng 12/2007 và ngày 11 và 25/1/2008, và cũng không đưa ra một sự đảm bảo nào cho phía bên bán rằng sẽ hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Hành vi vi phạm của bên mua đã gây thiệt hại đáng kể cho bên bán. Do đó, tòa tuyên rằng vi phạm mà bên mua gây ra là vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG. Việc bên mua không thanh toán tiền hàng cho bên bán là một hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng đã kí giữa hai bên. Vì vậy bên bán được quyền ngừng thực hiện hợp đồng và nhận số tiền bồi thường là 840,085.94 USD.

Netherlands 15 October 2002 Netherlands Arbitration Institute, Case No. 2319 (Condensate crude oil mix case)

Netherlands 15 October 2002 Netherlands Arbitration Institute, Case No. 2319 (Condensate crude oil mix case)

 

Cơ quan xét xử: Cơ quan trọng tài, Hà Lan

Bên tranh chấp:

- Nguyên đơn: Bên bán – Hà Lan

- Bị đơn: Bên mua – Anh Quốc

Tóm tắt tình tiết: Bên bán là doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Lan giao kết 12 hợp đồng mua bán khí ngưng tụ tên là “Rijn Blend” với bên mua là doanh nghiệp cú trụ sở tại Anh Quốc trong năm 1993 và năm 1994. Ngày 11/06/1998, bên mua thông báo cho bên bán về việc không chấp nhận đợt giao hàng tiếp theo bởi vì hàm lượng thủy ngân cao trong Rijn Blend dẫn đến việc không thể tinh chế hay bán lại. Ngày 16/06/1998, bên mua tuyên bố tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ cho đến khi bên bán giải quyết xong vấn đề này. Tuy nhiên, các bên không tìm ra hướng giải quyết và bên mua để cho một số hợp đồng trong tổng số hợp đồng đã giao kết hết hạn, cũng như tuyên hủy các hợp đồng khác. Trong lúc đó, bên bán bán hàng hóa bị bên mua từ chối cho bên thứ ba và khởi kiện yêu cầu đền bù thiệt hại.

Vấn đề pháp lý: Bên mua có được ngừng thực hiện nghĩa vụ theo CISG?

Phán quyết: Hội đồng Trọng tài cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng do không đáp ứng các tiêu chuẩn về tiêu chuẩn thông thường do mức giá các bên đồng ý trả không dành cho loại khi ngưng tụ có hàm lượng thủy ngân cao. Do đó, bên mua có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ theo Điều 71 CISG. Điều này không chỉ áp dụng cho đợt giao hàng tháng 06/1998 mà còn áp dụng cho bất kỳ đợt giao hàng sau nào theo hợp đồng cho đến khi chấm dứt hợp đồng hoặc không gia hạn hợp đồng theo Khoản 1 Điều 73 Công ước.

Germany 17 September 1993 Appellate Court Koblenz (Computer chip case)

Germany 17 September 1993 Appellate Court Koblenz (Computer chip case)

 

Cơ quan xét xử: Tòa phúc thẩm OLG Köln, Đức

Bên tranh chấp:

- Nguyên đơn: Bên bán – Pháp

- Bị đơn: Bên mua – Đức

Tóm tắt tình tiết: Bên bán có trụ sở kinh doanh tại Pháp và bên mua có trụ sở kinh doanh tại Đức giao kết hợp đồng dài hạn trong đó bên mua được hưởng quyền phân phối động quyền các máy in và chip vi tính của bên bán. Sau khi quan hệ hợp đồng chấp dứt, bên bán khởi kiện yêu cầu thanh toán các hóa đơn chưa trả kể từ năm 1988.

Vấn đề pháp lý: Liệu giữa các bên có tồn tại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Phán quyết: Tòa án xét thấy CISG được áp dụng theo Điều 1(1)(b) Công ước để giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán chip vi tính bởi “thuật ngữ hàng hóa được giải thích theo nghĩa rộng, theo đó hàng hóa bao gồm tất cả các vật có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán, bao gồm cả phần mềm vi tính.”

Austria 10 November 1994 Supreme Court (Chinchilla furs case)

Austria 10 November 1994 Supreme Court (Chinchilla furs case)

 

Cơ quan xét xử: Tòa án tối cao, Áo

Bên tranh chấp:

- Nguyên đơn: Bên bán – Đức

- Bị đơn: Bên mua – Áo

Tóm tắt tình tiết: Bên mua là doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Áo đã gửi đơn đặt hàng một số lượng lớn lông Chinchilla có chất lượng bậc trung trở lên với giá từ 35 đến 65 mác Đức một tấm cho bên bán là doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Đức. Bên bán đã vận chuyển 249 tấm cho bên mua và bên mua đã bán cho khách hàng tại Ý với giá tương đương mà không mở gói hàng ra. Khách hàng của bên mua đã gửi trả lại 13 tấm lông vì cho rằng chúng có chất lượng kém hơn thỏa thuận. Bên mua gửi lại cho bên bán danh sách các tấm lông bị từ chối và không thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Vấn đề pháp lý: Lời đề nghị giao kết như trên có đủ chính xác để trở thành một lời chào hàng theo quy định của CISG?

Phán quyết: Tòa án lập luận rằng đơn đặt hàng của bên mua đã ghi rõ tên hàng hóa là “lông Chinchilla” với chất lượng và mức giá cụ thể, được coi là đủ chính xác để cấu thành đề nghị giao kết hợp đồng gửi đến cho bên bán. Bên bán đã chấp nhận chào hàng này do đó hợp đồng mua bán hàng hóa đã được hai bên giao kết.

Sign in to your account